Đọc bài viết dưới đây, TK Lighting sẽ hé mở giúp bạn những thông tin đầy tiện ích về đèn cao áp.
Cấu tạo của đèn cao áp
Bạn đã sẵn sàng, cùng TK Lighting khám phá những thông tin cần thiết về đặc điểm và các bộ phận cấu thành của đèn cao áp? Mang tính đặc thù riêng so với tất cả các loại đèn khác, đèn cao áp gồm 4 bộ phận sau:
Chấn lưu (ballast).
Đây là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu để cấu thành lên đèn cao áp. Bộ chấn lưu có kích thước và trọng lượng đáng kể, có tác dụng điều tiết dòng điện sao cho phù hợp nhất với công suất của từng bóng đèn lắp đặt. Sử dụng chấn lưu không chính xác, đèn cao áp sẽ không thể làm việc tối ưu, thậm chí giảm tuổi thọ khi hoạt động sai công suất và cường độ ánh sáng không như mong muốn.
Tụ điện
Bộ phận tiếp theo không thể không nhắc đến, chính là tụ điện- linh kiện được tạo thành từ hai bề mặt dẫn điện và ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi. Tụ điện giúp bóng đèn ổn định độ sáng, với sự phân hoá thành ba loại khác nhau, dựa trên chất liệu cấu thành, là tụ hóa, tụ gốm, và tụ giấy.
Kích đèn
Tuy là bộ phận nhỏ nhưng kích là linh kiện không thể thiếu trong cấu tạo đèn cao áp. Nó không chỉ giúp cho toàn bộ đèn được khởi động một cách khẩn trương mà còn phụ thuộc vào công suất của các loại chấn lưu được sử dụng cho bộ đèn cao áp.
Bóng đèn cao áp
Được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài bằng thủy tinh mỏng manh dễ vỡ, bóng có nhiệt độ khá cao khi được thắp sáng và rất dễ hư hỏng khi bị làm lạnh đột ngột bởi tia nước bắn vào... Do vậy khi sử dụng, bạn cần chú ý đặt bóng đèn cao áp trong bộ đèn để bảo vệ cho nó hoạt động được bền lâu.
Nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong đèn cao áp
Đèn cao áp hoạt động với sự liên kết của các bộ phận như sau:
- Chấn lưu: Sau khi xung cao áp của mạch được tạo ra một cách liên tục đến lúc đèn khởi động và phát sáng, chấn lưu hoạt động và giúp ổn định dòng điện để bóng đèn hoạt động với công suất thích hợp với những số liệu đã được quy định từ trước.
- Kích: Nhận được tín hiệu phù hợp, kích sẽ lập tức hoạt động và liên tục mồi tim bóng đèn đến khi nóng lên để bóng đèn phát sáng.
- Tụ điện: Khi hoạt động, tụ điện có chức năng bù hệ số công suất đã hao hụt tại chấn lưu cho mạch, từ đó đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện để bóng đèn được phát sáng.
- Bóng đèn: Bóng đèn sau khi khởi động sẽ không sáng luôn mà sáng một cách dần dần, màu sắc ánh sáng chuyển từ trắng sang vàng.
Cách chọn mua bóng đèn cao áp
Khi tìm hiểu và chọn mua đèn, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng thông số của bóng và ballast xem có phù hợp hay không, tránh trường hợp ánh sáng đèn chập chờn, yếu ớt, thậm chí chập, cháy bóng.
Kiểm tra cẩn thận bộ phận chấn lưu và kích cao áp của đèn xem có cung cấp đủ nguồn điện không. Nếu không thì phải sử dụng chấn lưu, kích cao áp khác thay thế
Khi ánh sáng đèn không ổn định, cần khẩn trương kiểm tra lại hệ thống đấu nối dây dẫn điện để sửa chữa kịp thời
Nếu ánh sáng đèn bị đổi màu hoặc nhấp nháy liên tục thì có thể bóng đã hết tuổi thọ, cần nhanh nhanh chóng thay bóng mới.
Đèn cao áp có những ứng dụng gì?
Với nhiều ưu thế vượt trội, đèn cao áp có ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống:
- Chiếu sáng nhà máy, xí nghiệp hay siêu thị, trung tâm thương mại…
- Pha rọi tạo hiệu ứng chiếu sáng cho sân khấu, nhà hát, với nhiều màu sắc hấp dẫn và bắt mắt
- Chiếu sáng công viên, đường phố, sân vườn,...
Tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp với tiện ích chiếu sáng nhà xưởng quy mô lớn.
Lời kết:
Qua những thông tin trên, hi vọng TK Lighting đã giúp bạn hiểu được phần nào về đèn cao áp. Nếu có nhu cầu chọn mua vè sử dụng, hãy đến với chúng tôi- đơn vị tự hào với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và phân phối đèn cao áp chất lượng. Hơn tất cả, TK Lighting sẽ luôn song hành cùng những không gian của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ TK LIGHTING
Văn phòng giao dịch: số 10 ngõ 1043 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Nhà máy sản xuất: Khu Công Nghiệp Quất Đồng - Thường Tín - TP. Hà Nội.
Hotline: 0918 175 000 (Mr. Tài)
Cảm ơn quý khách vì đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm của công ty chúng tôi!
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!